Lịch sử Omega_SA

Sáng lập

Tiền thân của hãng đồng hồ Omega là công ty La Generale Watch Co, được thành lập tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sỹ vào năm 1848[5] bởi Louis Brandt chuyên hoạt động trong lĩnh vực láp ráp hoàn thiện những chiếc đồng hồ bỏ túi từ các bộ phận, linh kiện đồng hồ được cung cấp từ các thợ chế tác thủ công địa phương và bán đồng hồ trên thị trường từ Ý đến Scandinavia, Anh.

Năm 1948, hai người con trai của Louis Brandt là Louis-Paul và Cesar đã phát triển một cuộc cách mạng trong kỹ thuật sản xuất các thiết bị, linh kiện đồng hồ để cho phép các thành phần có thể hoán đổi được cho nhau. Những chiếc đồng hồ được phát triển với các kỹ thuật trên đã được đưa ra thị trường dưới thương hiệu Omega của La Generale Watch Co. Đến năm 1903, sự thành công của thương hiệu Omega đã dẫn đến việc La Generale Watch Co xem Omega là thương hiệu chính thức của mình và Omega Watch Co đã được thành lập chính thức vào năm 1903.

Hợp nhất

Cả Louis Paul và Cesar Brandt đều qua đời vào năm 1903, đã để lại một trong những hãng sản xuất đồng hồ lớn nhất Thụy Sỹ lúc bấy giờ với sản lượng 240.000 chiếc đồng hồ được sản xuất mỗi năm và 800 nhân công vào trong tay bốn người trẻ tuổi, hậu duệ của Louis Brandt và người lớn tuổi nhất cũng chỉ mới 24 tuổi là Paul-Emile Brandtư.

Thế hệ trẻ tuổi tiếp theo của dòng họ Brandt[6] chính là những kiến trúc sự đại tài đã xây dựng nên để chế Omega vĩ đại với tầm ảnh hưởng tạo ra trong suốt nửa thế kỷ sau đó. Những khó khăn thời cuộc trong ngành sản xuất đồng hồ từ Đệ Nhất Thế Chiến đã được lèo lái bởi Paul-Emile Brandt từ năm 1925 hướng tới sự hợp tác giữa Omega và Tissot, sau đó là cuộc sáp nhập giữa Omega và Tissot vào năm 1930 hình thành nên tổ hợp SSIH, Geneva.

Dưới sự lãnh đạo Brandt và Joseph Riser từ năm 1955, tập đoàn SIHH đã phát triển và mở rộng, sáp nhập hoặc mở rộng thêm nhiều công ty sản xuất khác, nâng tổng số lên 50 công ty con, bao gồm cả LancoLemania, là các hãng sản xuất bộ máy chronograph nổi tiếng nhất của Omega. Đến năm 1970, SSIH đã vươn lên đứng thứ nhất trong số các hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ và đứng thứ ba trên thế giới. Đến thời điểm này, cả Omega và Rolex đều là những hãng đồng hồ thuộc phân khúc sang trọng, mặc dù đồng hồ Rolex được bán với giá cao hơn.

Khoảng thời gian này có thể xem là cuộc đua giữa Omega và Rolex trong cuộc chiến giành ngôi vị "Vua Của Thương Hiệu Đồng Hồ Thụy Sỹ". Đồng hồ Omega có xu hướng được hiện đại và sản xuất tập trung về quy mô, trong khi đó đồng hồ Rolex lại hướng đến sự phức tạp cũng như nổi tiếng về bộ máy cơ khí và thương hiệu của mình[7][8][9][10].

Trong khi Omega và Rolex đã thống trị thế giới đồng hồ trong thời đại trước khi có đồng hồ Thạch Anh thì điều này đã thay đổi trong những năm 1970, đó là khi các hãng sản xuất đồng hồ Nhật Bản như SeikoCitizen đã vươn lên thống trị đồng hồ phân khúc giá rẻ khi là những nhà sản xuất tiên phong của đồng hồ Thạch Anh. Để đáp lại điều này, Rolex tiếp tục tập trung vào những bộ máy cơ khí Chronometer đắt tiền mà vốn đã là lãnh địa của Rolex (mặc dù Rolex cũng đã từng thử nghiệm với các bộ máy thạch anh), trong khi đó Omega vẫn có gắng cạnh tranh với đồng hồ Nhật Bản ở thị trường đồng hồ Thạch Anh với những bộ máy Thạch Anh do Thụy Sỹ (Swiss Made) sản xuất[8][11].

Giai đoạn khủng hoảng

Suy yếu do khủng hoảng tiền tệ nghiệm trọng và suy thoái kinh tế thế giới năm 1975-1980, tập đoàn SSIH cũng rơi vào tình trạng khó khăn khi trở thành con nợ của ngân hàng vào năm 1981[12]. Trong gian đoạn khó khăn này, Seiko cũng bày tỏ quan tâm trong việc mua hãng đồng hồ Omega, nhưng không có cuộc đàm phán nào xảy ra giữa các hãng đồng hồ này.

Một hãng sản xuất đồng hồ khổng lồ khác của Thụy Sỹ là Allgemeine Schweizerische Uhrenindustrie AG (ASUGA - hãng sản xuất và cung cấp một số lượng lớn các bộ máy và đồng hồ Thụy Sỹ) cũng rơi vào giai đoạn khó khăn. ASUGA là nhà sản xuất chính của Ebauche, đồng thời cũng là chủ sở hữu, thông qua các công ty General Watch Co (GWC), bao gồm các thương hiệu danh tiếng như Longines, Rado, Certina, Hamilton và Mido.

Sau đợt cơ cấu tài chính mạnh mẽ nhằm đối phó với khủng hoảng, cả ASUAG và SSIH đã sáp nhập với hãng sản xuất bộ máy phức tạp là ETA. Hai công ty khổng lồ này đã sáp nhập lại tạo thành tập đoàn khổng lồ lớn nhất Thụy Sỹ ASUAG-SSIH vào năm 1983.

Hai năm sau đó, tập đoàn đồng hồ khổng lồ này đã được dẫn dắt bởi một nhóm các nhà đầu tư tư nhân đứng đầu bởi Nicolas Hayek. Sau đó đổi tên thành SMH(Société de Microélectronique et d'Horlogerie) tập đoàn mới hình thành này trong thập kỷ tiếp theo đã trở thành một trong những nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới[13]. Năm 1998, được đổi tên thành tập đoàn Swatch (Swatch Group) với những thương hiệu sản xuất đồng hồ danh tiếng như Omega, Blancpain, SwatchBreguet.

Thương hiệu Omega với những kinh nghiệm trong các chiến dịch quảng cáo tập trung vào các sản phẩm chiến lược, chẳng hạn như trong bộ phim James Bond 007, với các nhân vật đã từng đeo đồng hồ Rolex Submrainer nhưng đã chuyển sang đeo Omega Seamaster Diver 300M trong phim GoldenEye (1995) và tiếp tục với các sản phẩm Omega Planet Ocean và Aqua Terra. Đồng thời Omega cũng đã phát triển theo mô hình chiến lược của Rolex (phí bảo hiểm, kiểm soát chặt chẽ giá cả của các đại lý, tăng quảng cáo...) đã tạo nên thành công cho thương hiệu đồng hồ Omega trong việc gia tăng thị trường và trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Rolex[7][8][14][15].

Thử Nghiệm Quan Sát

Đài thử nghiệm quan sát tập trung vào tính khoa học của độ chính xác, và khả năng để làm cho Chronometer đo thời gian một cách chính xác. Chỉ duy nhất có Patek Philippe và Omega tham gia vào cuộc thử nghiệm độ chính xác mỗi năm. Tại các cuộc thi về độ chính xác của đồng hồ thì Omega luôn là thương hiệu danh tiếng về độ chính xác và khả năng sáng tạo.[16]

Trong hơn một thập kỷ (1958-1969), Omega là nhà sản xuất lớn nhất với những mẫu đồng hồ đạt tiêu chuẩn COSC chronometers. Omega đã gắn liền với khẩu hiệu "Omega - Exact time for life" (độ chính xác của cuộc sống) vào năm 1931 dựa trên hiệu suất về độ chính xác của số mẫu đồng hồ sử tại đài quan sát thử nghiệm. Omega dẫn đầu về năng lực thiết kế cũng như sản xuất bộ máy chính xác bằng việc dựa vào những sáng kiến về Chronometer mới.

Các mốc thời gian tham khảo cho các bản ghi chính xác của Omega về độ chính xác:

--- 1894: tạo ra bộ máy nổi tiếng Caliber 19 tên Omega, công ty sau đó được đổi tên thành Omega vào năm 1903[17]. Omega tham gia lần đầu tiên tại đài quan sát thử nghiệm Neuenburg.

--- 1911: Albert Willemin rời Omega và được thay thế bởi Werner-A.Dubois.

--- 1918: Werner-A.Dubois rời Omega (tham gia vào Paul Ditisheim) và được thay thế bởi Carl Billter.

--- 1919: giải thưởng tại đài quan sát thử nghiệm Neuenburg với bộ máy Caliber 21, sau đó bộ máy này được sửa đổi một chút để trở thành bộ máy nổi tiếng Cal 47.7

--- 1920: Gottlob Ith đã thay thế Carl Billeter.

--- 1922: Omega tham gia lần đầu tiên tại đài quan sát thử nghiệm ở quận Kew-Teddington (đạt được vị trí thứ 3).

--- 1925: đạt được vị trí số 1 tại đài quan sát thử nghiệm Kew-Teddington với bộ máy Cal47.7.

--- 1929: Alfred Jaccard gia nhập Omega.

--- 1930: đạt được vị trí số 1 tại đài quan sát thử nghiệm Kew-Teddington với bộ máy do Alfred Jaccard tạo ra.

--- 1931: Omega đạt được vị trí số 1 trong tất cả sáu chuyên mục tại đài quan sát thử nghiệm tại Geneva với các bộ máy do Alfred Jaccard tạo ra.

--- 1932: giới thiệu chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ với chức năng Chronograph là Omega 28.9.

--- 1933: bộ máy Cal 47.7 được tạo ra bởi Alfred Jaccard đạt được độ chính xác 97.4 điểm trên 100 tại đài quan sát thử nghiệm Kew-Teddington.

--- 1936: một bộ máy Cal 47.7 khác do Alfred Jaccard tạo ra đã đạt được độ chính xác 97.8/100 điểm và kỉ lục này không bị phá vỡ cho đến cuối năm 1965.

--- 1937: vị trí số 1 tại đài quan sát Kew-Teddington với số điểm 97.3.

--- 1938: vị trí số 1 tại đài quan sát Kew-Teddington với số điểm 97.7.

--- 1939: sáng tạo ra bộ máy Cal 30 (kích thước 30mm đầu tiên).

--- 1940: vị trí số 1 tại đài quan sát Kew-Teddington bởi bộ máy Cal 30 do Alfred Jaccard sáng tạo ra.

--- 1943: giới thiệu bộ máy 30T2 với kích thước 30mm (bộ máy Omega mạ vàng hồng đầu tiên).

--- 1945: vị trí số 1 tại đài quan sát Geneva với bộ máy Cal kích thước 30mm được thiết kế bởi Alfred Jaccard.

--- 1947: chế tác đồng hồ đeo tay Omega Tourbillon đầu tiên với bộ máy Cal 301, và chỉ có 12 chiếc được thực hiện.

--- 1948: vị trí số 1 tại đài quan sát Neuenburg với bộ máy kích thước 30mm.

--- 1950: vị trí số 1 tại đài quan sát Geneva với bộ máy Tourbillon Cal. 301 được thiết kế bởi Alfred Jaccard.

--- 1951/2: vị trí số 1 tại đài quan sát Geneva.

--- 1953: Alfred Jaccard qua đời.

--- 1954: kỷ lục mới tại Geneva với thiết kế của Gottlob Ith.

--- 1955: hai kỷ lục mới tại Neuenburg với thiết kế của Gottlob Ith.

--- 1956: Gottlob Ith qua đời ở tuổi 66, Joseph Ory làm trưởng ban.

--- 1958: kỷ lục mới tại Geneva với bộ máy được thiết kế bởi Joseph Ory, sáng tạo của các đối thủ cạnh tranh với bộ máy Cal 30GD kích thước 30mm với dây cót tốt hơn và hoạt động ở tần số cao hơn (25.200 thay vì 18.000 vph).

--- 1959: hai kỷ lục mới tại Neuenburg và một kỷ lục tại Geneva được thiết kế bởi Joseph Ory.

--- 1960: một kỷ lục mới tại Geneve, một kỷ lục mới tại Neuenberg với bộ máy do Joseph Ory thiết kế.

--- 1961: hai kỷ lục mới tại Geneva được thực hiện bởi Joseph Ory, lần đầu tiên cả bốn địa điểm với chuyên mục một chiếc đồng hồ duy nhất tại Geneva đã được đứng đầu bởi Omega.

--- 1962: hai địa điểm, ba địa điểm và bốn địa điểm cho các thử nghiệm đồng hồ Omega, sau đó quyết định tạo ra một bộ máy mới.

--- 1963: đạt kỷ lục ở cả hai địa điểm Geneva và Neuenburg, với bộ máy được thiết kế bởi Joseph Ory và Andre Brielmann.

--- 1964: kỷ lục mới tại Neuchatel được thực hiện bởi Joseph Ory.

--- 1965: Omega đứng đầu ở vị trí thứ 2 và thứ 9 (vị trí số 1 thuộc về Zenith). Pierre Chopard được giao nhiệm vụ để tạo ra một bộ máy mới để thử nghiệm tại đài quan sát. Cal E11 có một hình dạng không bình thường với một thùng cót rất lớn, bộ máy này không bao giờ được thử nghiệm vì sự xuất hiện của các bộ máy thạch anh năm 1967.

--- 1966: ba kỷ lục mới cho Omega, hai ở Neuenburg và một tại Geneva.

--- 1967: bộ máy thạch anh Beta 1(sau nay là Beta 21) được thử nghiệm trong cùng một thể loại như bộ máy cơ khí. Sản phẩm đồng hồ sử dụng bộ máy được giới thiệu vào năm 1970 là Omega Electroquartz với độ chính xác đến 5 giây một tháng.

--- 1968: Omega tiếp tục với bộ máy cơ khí được thiết kế bởi Andre Brelmann cho kỷ lục mới.

--- 1969: hai kỷ lục mới với bộ máy được thiết kế bởi Andre Brielmann.

--- 1970: một kỷ lục mới với bộ máy được thiết kế bởi Andre Brielmann.

--- 1971: hai kỷ lục mới với bộ máy được thiết kế bởi Andre Brielmann.

--- 1972: Andre Brielmann đã từ chức.

--- 1974: đồng hồ Omega Marine Chronometer được chứng nhận là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới Marine Chronometer với độ chính xác 12 giây mỗi năm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Omega_SA http://www.watchtime.at/archive/wt_2010_04/WT_2010... http://www.omega.ch/index.php?id=103 http://www.accutronservice.com/omega_speedmaster.h... http://www.chronocentric.com/omega/bond.shtml http://money.cnn.com/2002/11/21/news/james_bond/in... http://www.europastar.com/europastar/watch_tech/ni... http://www.fratellowatches.com/tom-hanks-and-his-o... http://watches.infoniac.com/index.php?page=article... http://watches.infoniac.com/index.php?page=post&id... http://www.jamesbondlifestyle.com/product/omega-se...